Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Đình thần Thới Bình


    Di tích lịch sử văn hóa Đình Thần Thới Bình tọa lạc tại Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình. Đình thờ Thần Hoàng, được dân làng nơi đây xây dựng từ những năm 1846 -1847 bằng cây gỗ địa phương, lợp lá dừa nước. Đến năm 1964, Đình được xây dựng lại bằng gạch ngói như hiện trạng và tại vị trí như ngày nay.

Cổng và hàng rào bảo vệ Đình Thần được chính quyền và nhân dân địa phương đóng góp xây dựng năm 2005.


Bàn thờ Thần Hoàng.


Mỏ gỗ được dùng để đánh trong những buổi tế lễ.
    Trong giai đoạn mở mang bờ cõi về phương Nam và với nguyện vọng của cư dân vùng Thới Bình (xưa gồm 4 thôn: Tân Thới, Kiết An, Cửu An và Tân Bình), ngày 29-11 năm Tân Hợi (1851), triều đình nhà Nguyễn (Vua Tự Đức) đã phong Sắc thần “Thành hoàng bổn cảnh sắc tặng quản hậu chánh tu hiệu thiện tôn nghiêm tôn thần” cho Đình Thần Thới Bình. Qua những hiện vật còn lưu giữ đến nay: Sắc thần, lư hương…; nét sinh hoạt lễ hội dân gian tại Đình Thần được lưu truyền (Lễ Kỳ Yên ngày 21-2 âm lịch, Lễ Hạ Điền ngày 11, 12-5 âm lịch) và câu chuyện cụ Nguyễn Văn Nghiêm liều chết bảo vệ Sắc thần, cho thấy tâm huyết bảo vệ những di sản của cha ông ta ngày xưa.

Câu đối bằng chữ Hán (dân địa phương gọi là Liễu kè).


Chánh điện.


Chiếc rương đựng Sắc thần.


Sắc thần do Vua Tự Đức phong năm 1851.
    Trong giai đoạn kháng chiến (1945), cơ sở Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát triển trong Ban Hương chức của Đình. Tại đây cũng từng là nơi đặt Trạm Y tế cứu thương của lực lượng kháng chiến chống Pháp.
    Ngày 11-6-2007, Đình Thần Thới Bình được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
TẤN ĐIỆP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét