Nam Định quê tôi

Bánh nhãn Hải Hậu: Đặc sản Nam Định

Mỗi vùng quê nông thôn Việt Nam nào cũng có thứ quà bánh đặc sản riêng nổi tiếng như bánh cáy Thái Bình, bánh đậu xanh Hải Dương, cu đơ Hà Tĩnh hay mè xửng Huế…Ở vùng quê Hải Hậu tỉnh Nam Định cũng có bánh nhãn-đặc sản quê hương.



Tên gọi bánh nhãn là do dân gian đặt, vì thấy nó tròn và màu bánh giống màu quả nhãn. Thứ nữa là do dân gian cũng muốn nâng giá trị của món quà quê này, vì chất lượng của bánh ngon và quý, nên gọi nó giống tên một loại quả quý đã có thời kỳ dùng để tiến vua là quả nhãn

Bánh nhãn có gốc ở làng Đông Cường, xã Quần Phương Hạ, gần với khu phố Đông Biên, thị trấn Yên Định (Hải Hậu). Bánh nhãn ra đời là sự kết tinh những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Hải Hậu: nếp hương ngon, trứng gà tươi, đường phèn.



Quê tôi bánh nhãn thơm giòn

Kém gì vật lạ của ngon quê người
Nõn nà chỉ nếp trắng thôi
Trứng gà đường kính tay người làm ra
Người quê chân chất thật thà
Bánh ngon đặc sản gần xa tiếng đồn
Ai qua mảnh đất Chợ Cồn
Hẳn không quên vị thơm giòn hương quê.

Bánh nhãn xưa và nay:

Bánh nhãn ngon hay không ngon phụ thuộc vào việc lựa chọn nguyên liệu và sự điêu luyện, cẩn thận của tay nghề người sản xuất. Làm bánh nhãn không thể làm ẩu, xay bột nếp phải xay mịn thì bánh mới đẹp, nếu xay bột to hoặc trộn với bột khác thì bánh sẽ không phồng mà còn nứt, cháy, khó lành.

Khi nhào bột làm bánh phải nhào bằng trứng gà đánh nhuyễn, tuyệt đối không dùng nước lã để luyện bột. Nếu quá trình làm bánh pha chế thêm nước lã, bánh cho vào mỡ rán sẽ bị nổ và làm hỏng mẻ bánh. Vo bánh phải đều tay mười cái như một thì bánh mới đẹp. Khi rán phải cho bánh ngập mỡ, mỡ nóng còn sờ tay vào được mới cho bánh vào rán, lửa phải liu điu, đều lửa thì bánh mới chín đều, kho ruột bên trong và vàng vỏ bên ngoài.

Khi bánh đã chín thấu, vớt bánh ra để khô, nguội rồi mới hoán đường. Dùng một ít nước lã hòa tan đường, cho lên bếp đun đến lúc nào nước đường sánh lại (thấy có sợi đường) thì cho bánh vào đảo đều, nhanh tay, bánh ngon hay không còn phụ thuộc vào các thao tác của người làm bánh có đúng hay không. Bánh đã hoán đường để nguội bảo quản nơi khô, kín, tránh gió và nắng soi./.

Gạo tám Hải Hậu - Nét tinh túy của đồng quê Việt Nam

    Gạo Tám thơm Hải Hậu nấu cơm rất thơm và dẻo được trồng tại Hải Hậu Nam Định – là loại gạo đặc sản của vùng châu thổ sông Hồng. Gạo nấu cho cơm thơm, dẻo đậm đà, chất lượng tuyệt hảo lừng danh khắp chốn vùng quê. Từ đời này qua đời khác, người dân vùng đồng bằng Bắc bộ đều gọi loại gạo đặc sản của đồng ruộng hai bên bờ sông Ninh Cơ với cái tên giản dị thân thương, mộc mạc đáng yêu như cô thôn nữ, đằm thắm, dịu dàng - gạo Tám. Cái tên chứa đựng nhiều ý nghĩa, vừa gợi nhớ đến tình làng nghĩa xóm, vừa khẳng định đã là gạo tám thì phải thơm, phải ngọt, dẻo.
 
     Gạo tám có hai loại, tuy cùng hình dáng, hương vị giống nhau nhưng chất lượng chênh lệch. Chỉ những người sành sỏi mới phân biệt được đâu là tám cổ ngỗng, đâu là tám xoan. Tám cổ ngỗng trồng không kén đất, trên cánh đồng lúa mùa ta có thể thấy những mảnh ruộng cấy tám cổ ngỗng trải dài, những ngọn lúa vàng vươn cao, đu đưa cổ con ngỗng đang vươn ra ngúc ngoắc, loại gạo này dùng để kinh doanh và bán cho các nhà hàng cơm vì sản lượng nhiều, nhưng vị thơm và dẻo không bằng tám xoan.
 

    Gạo tám xoan phải trồng ở những nơi ruộng bùn pha cát, kề bên bờ sông, khi mưa dầm không úng, nắng hạn không khô. Loại gạo này để dành cho ngày tết, ngày giỗ hay để chiêu đãi những thượng khách, bạn bè thân hoặc đong năm, ba cân làm quà biếu... hạt gạo tám xoan thon, dài mỏng mình, mầu trắng xanh như cô con gái "mỏng mày hay hạt". Chỉ cần một vốc gạo nhỏ cũng đã toả mùa thơm ngát. Nồi cơm vừa chín tới, hé mở nắp vung là trong nhà, ngoài ngõ đã ngửi thấy mùi thơm lừng. Nấu tám xoan muốn ngon phải nấu bằng niêu đất hay nồi gang đun lửa rơm. Cơm tám xoan nếu ăn cùng thức ăn xào hay chan canh sẽ mất hết vị ngon, dẻo của gạo; hợp nhất với gạo tám xoan là ăn với giò lụa, chả quế, rưới thêm ít nước mắm nhĩ, rắc chút hạt tiêu. Sau một ngày lao động mệt mỏi, được nâng bát cơm nóng hổi, thơm lừng ăn kèm cá bống, cá quả kho khô, cá rô rán giòn... hoặc tôm, thịt rim thì ngon biết mấy. Bát cơm tám thơm ăn cùng con cá đồng do bàn tay mẹ kho, mùi thơm của gạo, vị ngọt của cá, mùi cay nồng của hạt tiêu... hoà quyện vào nhau ấm áp tình quê đã khắc sâu nỗi nhớ, nỗi mong của những ai xa xứ, mỗi buổi chiều ngóng về quê hương như nhìn thấy những làn khói lam chiều toả trên nóc bếp xóm làng.
Cơm gạo Tấm
   
    Ai đã từng thưởng thức hương vị gạo tám Hải Hậu hẳn không thể quên được đặc sản này. Xây dựng thương hiệu cho gạo tám Xoan. Một trong những quy trình sản xuất gạo tám Xoan Hải Hậu đã được Hiệp hội gạo tám Xoan Hải Hậu (Nam Định) vừa chính thức trình Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, bảo hộ tên gọi xuất xứ gạo tám Xoan. Đây cũng là bước khởi đầu cho việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Lâu nay, gạo Việt Nam hiện chủ yếu xuất vào các thị trường tiêu dùng đòi hỏi thấp và khả năng tiêu thụ hạn chế như châu Á, Trung Đông, châu Phi... không phải vì gạo Việt Nam không ngon mà vì không có thương hiệu cho gạo đặc sản nên thế giới không biết đến. Tiến sĩ Đào Thế Anh-Trưởng Bộ môn Hệ thống nông nghiệp thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho biết: “Viện cùng với sự trợ giúp khoa học của các viện nghiên cứu đầu ngành của châu Âu, đã và đang tiến hành xây dựng tên gọi xuất xứ (AOD) có bảo hộ trên toàn thế giới cho gạo tám Xoan Hải Hậu”. Tên gọi xuất xứ hàng hoá là một khái niệm rất mới đối với sản phẩm nông sản và đến nay ở Việt Nam chưa có một nông sản nào có thương hiệu được nhà nước bảo hộ trên thị trường.
 
(Theo vnexpress) 


Kẹo Sìu Châu - đặc sản Nam Định thưởng thức là mê

 
 

 Nhà thơ Xuân Diệu, người sành thơ và cũng nổi tiếng là kén ăn (dù hình như ông chưa viết về ẩm thực bao giờ), nhân khi bình thơ Tú Xương cũng đã buột miệng: “Tôi ở trong Nam ra Bắc phục kẹo Sìu lắm”. Hai câu thơ ấy của Tú Xương như đóng đinh vào tâm trí người ta:

"Kẹo chú Thiều Châu nào đọ được 

Bánh bà Hanh Tụ cũng thua xa".

"Trèo lên trái núi Thiên Thai  
Thấy hai con cọp đang nhai kẹo Sìu"

 Đặc sản kẹo Sìu

Câu dưới có “bà Hanh Tụ” thì câu trên phải có “chú Thiều Châu” để đối. Bà Hanh Tụ ở phố Hàng Song thời đó nổi tiếng không chỉ bánh đậu xanh mà cả bánh khảo nữa. Bây giờ các hàng nước chè ở thành phố Nam Định vẫn bán những phong bánh đậu xanh hình lục giác có in một ngôi sao ở giữa, bọc ngoài bằng giấy bóng kính được gọi là “bánh Hanh Tụ”.

Những năm gần đây bánh dậu xanh Hải Dương chiếm lĩnh thị trường nhưng nhiều người sành ăn vẫn thích bánh Hanh Tụ hơn. Nó có vẻ mềm hơn, mịn hơn, bóng, ngậy hơn; mặc dầu người làm bánh bây giờ hình như chẳng hề là con cháu của bà Hanh Tụ xưa. Thiều Châu (Triều Châu hay Sìu Châu) là tên một địa phương của Trung Quốc có nhiều người sang ta lập nghiệp từ lâu đời, mà lại gọi là “chú” nữa thì ắt là người Hoa rồi.

Theo Bách Khoa toàn thư trên mạng Wikipedia, kẹo lạc là một thứ kẹo cổ truyền của một số dân tộc Đông Á, phổ biến nhất ở Việt Nam và nam Trung Quốc; ở các nước Nhật Bản, Triều Tiên kẹo lạc không phổ biến bằng và có hình thù, màu sắc khác..., cuối cùng Wikipedia khẳng định: “Ở Việt Nam, kẹo lạc ở Nam Định do những người Hoa từ Triều Châu, là một trong những thứ kẹo lạc được nhiều người ưa thích nhất”

Uống nước chè không gì thú bằng ăn với kẹo lạc hoặc bánh đậu xanh. Với mỗi thứ có cái hay một kiểu. Ăn bánh đậu xanh thì phải nhâm nhi, một hai cái bánh với một hai chén nước chè là vừa đủ. Ăn kẹo lạc thì có thể suồng sã hơn, kẹo lạc gọi nước chè, nước chè gọi kẹo lạc, cứ thế mà có thể kéo dài mãi.

Có thể nói kẹo Sìu Châu là tuyệt đỉnh trong kỹ thuật làm kẹo lạc ở ta. Những thanh kẹo được cắt ngắn, dường như chỉ vừa hai miếng cắn, không mấy mịn màng, thậm chí trông còn hơi cùn quằn nữa, bám đầy một lớp bột trắng ngà, nhưng ăn vào cứ thầy giòn tan. Kẹo rất giòn mà lại rất dễ nhai, cái bùi của lạc hoà quyện với cái ngọt vừa quải của mạch nha trộn đường kính, cái thơm của lạc rang hoà quyện với cái thơm của mạch nha, bột nế
Người ta hay nói đến ưu điểm dễ nhận thấy của kẹo Sìu Châu là khi ăn không hề dính răng. Nhưng cái hương của nó là một thứ “hương thầm” rất kín đáo và tinh khiết. Ai đã từng biết đến cái ngon của kẹo Sìu Châu thì không muốn ăn những thứ kẹo lạc khác nước.

(Theo VietFriendly)

Giới thiệu về Hải Đường quê tôi

Hải Đường

Hải Đường là một xã của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam, cách thành phố Nam Định khoảng 40 km.
Địa lý

- Phía Bắc giáp Xã Hải Anh, phía Đông giáp xã Hải Long ,Hải Phương và Hải Sơn, phía Nam giáp xã Hải Phú, phía Tây giáp xã Hải Phong và xã Trực Thắng( huyện Trực Ninh)
- Diện tích tự nhiên: 1050,99 ha. Diện tích canh tác: 734,50ha.
Lịch sử
Hải Đường Gồm 26 xóm thuộc đất từ xã Quần Phương Thượng trước đây tách ra.
+ Năm 1804, phân tách xã Quần Anh cổ thành 3 xã Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ; xã Hải Đường lúc đó nằm trong xã Quần Anh Thượng.
+ Năm 1887, xã Quần Anh Thượng đổi tên thành Quần Phương Thượng.
+ Năm 1917, Tứ Trùng Nam Thôn được tách ra từ Quần Phương Thượng.
+ Năm 1948, Tứ Trùng Nam Thôn, Quần Phương Thượng, Quần Phương Đông, Tả Hữu Giáo Giáp sáp nhập thành 1 xã tên là Quần Anh.
+ Ngày 23/2/1952, xã Quần Anh chia thành xã Quần Anh và Phương Anh.
+ Ngày 15/10/1952, xã Phương Anh đổi tên thành xã Hải Đường.
+ Trong cải cách ruộng đất, xã Hải Đường chia thành Hải Đường và Hải Cát.
+ Ngày 18/2/1976, hợp nhất Hải Đường và Hải Cát thành Hải Đường.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, với tinh thần, ý chí cách mạng son sắc; Đảng bộ và nhân dân Hải Đường được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp. Về cá nhân, xã có 2 người được tuyên giương là anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là: Kim Ngọc Quảng, Nguyễn Quang Hạnh.

- Cách đây mấy trăm năm đây là vùng đất ngập mặn ven biển, nay do phù sa bồi lấp kết hợp với sự cải tạo của con người mà trở thành làng quê trù phú.
Hành chính

xã Hải Đường có 26 xóm,bao gồm các xóm óm 1,xóm 2,xóm 3,xóm 4 ,xóm 5,xóm 6,xóm 7,xóm 8A,xóm 8B ,xóm 9, xóm 10,xóm 11, xóm 12, xóm 13,xóm 14,xóm 15, xóm 16, xóm 17 ,xóm 18, xóm 19, xóm 20, xóm 21,xóm 22, xóm 23, xóm 24 , xóm 25.
Hình ảnh

Một số hình ảnh(update sau)
Giao thông

xã có một trục đường chính chạy dọc chiều hết chiều dài xã,hiện nay đã hoàn thiện đường cao tốc nối đường An Đông vs quốc lộ 21
Hạ tầng

Trong những năm qua Hải Đường được quan tâm đầu tư của Nhà Nước cũng như cấp tỉnh về hạ tầng, giao thông,đăc biệt được chọn làm một trong 11 xã xây dựn điển hình kinh tế nông thôn mới nên được đầu tư hơn 30 tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng, đường giao thông được bê tông hóa gần như được trải tới từng hộ gia đình, nước sạch được 100% hộ dân sử dụng
Kinh tế

Hải đường là xã thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nơi đây cũng có đặc sản gạo Tám xoan nổi tiếng Hải Hậu
Giáo dục

xã có hai trường Tiểu học A Hải đường và tiểu học B hải đường đều đạt chuẩn quốc gia, có hai trường Trung học A và Trung học B hải đường,và một số trường mầm non
Đặc sản

cũng như các nơi khác huyện hải hậu, nơi đây có gạo tám xoan là đặc sản


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét