Đất mũi Cà Mau

TỈNH CÀ MAU:
Là tỉnh ven biển ở cực Nam của tổ quốc, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía Nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan.Vùng đất Cà Mau được mở mang cách nay khỏang 300 năm. Vào thế kỷ 17, một số cư dân người Việt vì không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột đọa đày của chế độ phong kiến hà khắc, đã rời bỏ quê hương bản quán đến làm ăn sinh sống tại vùng đất này, khu vực này trước đây là rừng hoang nước mặn, nhiều rắn rết, cá sấu…Khí hậu khắc nghiệt. Sau nhiều đời người dân cư trú đã hình thành một xã với tên gọi “xã Cà Mau". Đến năm 1808, dưới thời Gia Long và Minh Mạng, xã Cà Mau được nâng lên thành Huyện Long Xuyên thuộc Tỉnh Hà Tiên. Sang thời kỳ Pháp thuộc ngày 18/12 /1882 vùng đất Cà Mau được sát nhập với Bạc Liêu lập thành tỉnh Bạc Liêu. Ngày 9/3/1956 chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập Tỉnh Cà Mau, tỉnh lị đặt tại thành phố Cà Mau ngày nay. Đến ngày 22/6/1956 Tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, tỉnh lị đổi tên là Quản Long. Năm 1964, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu dựa theo sự phân biệt địa giới hành chính của Việt Nam Cộng Hòa để thuận tiện cho việc lãnh đạo phong trào cách mạng ở mỗi nơi.

+ Sau ngày giải phóng hòan tòan miền Nam, thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm1975 Hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Tỉnh lỵ ban đầu đặt tại thị xã Bạc Liêuvà được lấy tên là thị xã Minh Hải.[/h] - Ngày 06 tháng 11 năm 1996 tỉnh Minh Hải được tách ra thành hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. Khi đó thị xã Cà Mau trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau. - Ngày 14 tháng 04 năm 1999 thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau.

1 - Tình hình kinh tế: Hoạt động kinh tế của tỉnh Cà Mau chủ yếu trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu hải thủy sản, đặc biệt mặt là các mặt hàng được ưa chuộng trong nước và thị trường quốc tế như: Tôm sú, cua gạch, cá biển.... Có nhiềudự án dầu khí, như Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, có nhiều điểm tham quandu lịchnổi tiếng như rừng ngập mặn (tràm, đước, sú, vẹt, mắm), Rừng sinh thái U Minh….

2 - Phát triển Du lịch: Khách du lịch đến thành phố Cà Mau có thể đi bằng đường bộ (360 km từ Thành phố Hồ Chí Minh) và đường sông (130 km từ Cần Thơ), hoặc đường hàng không TP HCM - Cà mau. Trong tỉnh Cà Mau có nhiều địa danh nổi tiếng, nhiểu cảnh đẹp hữu tình và đặc trưng như: Đất Mũi, Hòn Khoai, hòn Đá bạc, công viên Tràm chim. Thành phố có chùa Khmer và chùa người Hoa, rừng U minh Hạ, rừng đước Năm Căn….

3 - Văn hóa Cà Mau: Cà Mau là quê hương của nhiều anh hùng liệt sĩ. Trải qua những giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng. Đặc biệt, qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đã để lại trên mảnh đất Cà Mau một hệ thống di tích lịch sử cách mang có giá trị tiêu biểu, mang tầm vóc quốc gia: Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Lung Lá Nhà Thể... Có thể khẳng định rằng, trong kho tàng văn hóa Cà Mau (cả vật thể và phi vật thể) thì di sản văn hóa chiến tranh cách mạng là khổng lồ, hoàn toàn xứng đáng đứng vào vị trí những di tích lịch sử. Ngoài ra, Cà Mau còn có những di tích danh thắng tiêu biểu làm say đắm lòng người: Mũi Cà Mau, Hòn Khoai, Vàm Lũng, rừng đước, rừng tràm... và thật là phong phú những món đặc sản đậm đà của Cà Mau như: vọp nướng, ba khía muối, cá lóc nướng trui, mắm đồng, tôm khô, mật ong U Minh... đã góp thêm tiếng nói vào văn hóa ẩm thực chung của cả nước. Cái gọi là bản sắc văn hóa của Cà Mau vì thế mà có một dấu ấn riêng. Đến với Cà Mau hôm nay, ngắm nhìn những đổi thay trên mảnh đất một thời khói lửa, mới cảm nhận hết được nét đẹp của miền quê thấm đẫm tình người và sắc màu văn hóa. Đến với Cà Mau thêm một lần để hiểu, để biết yêu quý, bảo tồn và phát triển văn hóa của quê hương, nhất là trong bối cảnh mà nhu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc đang ngày càng trở nên bức thiết. Như Nghị quyết Trung ương V khóa VIII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực để phát triển kinh tế". Hay nói theo các nhà văn hóa phương Tây “Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả".

4 - Kết nghĩa Ninh Bình - Bạc Liêu (Cà Mau): Vào những năm trước đây, ở miền Bắc, cùng với các phong trào thi đua rất có hiệu quả như "Sóng duyên hải" trong công nghiệp, "Gió đại phong" trong nông nghiệp, "Cờ ba nhất" trong lực lượng vũ trang, "Hai tốt" trong trường học, "Thầy thuốc như mẹ hiền" trong ngành y tế, "Ba cải tiến" trong các cơ quan, "Ba đảm đang" trong phụ nữ, "Ba sẵn sàng" trong thanh niên, nhân dân miền Bắc còn tổ chức các phong trào kết nghĩa "Vì miền Nam thân yêu" mang đậm nghĩa tình Bắc - Nam và có hiệu quả thiết thực để giúp đỡ trao đổi có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế ngành nghề. Nổi bật là phong trào kết nghĩa Bắc - Nam giữa các tỉnh và thành phố và Tỉnh Ninh Bình kết nghĩa với Bạc Liêu (Thời gian này Bạc Liêu và Cà Mau là một tỉnh) Các tỉnh, thành phố kết nghĩa nhận con em miền Nam về nuôi dưỡng và người dân miền Nam ra miền Bắc tham quan và thăm người thân.

+ Ngày 23/01/1964 Trường cấp II Gia Khánh được đổi tên là trường cấp II Ninh Bình - Bạc Liêu nay là trường Ninh Khánh thành phố Ninh Bình.

+ Trường nội trú Ninh Bình Cà Mau: được thành lập ngày 28/11/1964 Đó là nét đẹp sáng ngời của tình đòan kết hữu nghị giữa nhân dân 2 tỉnh, những người thầy, những học trò được nuôi dưỡng, giáo dục và trưởng thành trong tình thương yêu của nhân dân dưới mái trường nội trú Ninh Bình Cà Mau. Hiện nay tại tỉnh Cà Mau cũng có rất nhiều người quê mình vào sinh sống lập nghiệp.

5 - Những người Cà Mau nổi tiếng như: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thiện Nhân, Huỳnh Đảm, Nguyễn Ngọc Tư, Bác Ba Phi, Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển, Việt Thảo, Lê Vũ Cầu, Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Cao Văn Phường.

+ (Bác Ba Phi là một lão nông chính hiệu, bác thường kể những câu chuyện cười dân gian nổi tiếng cho những người dân miệt vườn. nội dung là những công việc thường nhật hàng ngày của người dân địa phương được kể đan xen một cách dí dỏm hài hước).

6 - Con gái Cà Mau: Con gái Cà Mau rất dịu dàng thùy mỵ nết na, thủy chung son sắt một lòng một dạ với chồng con. Da trắng, tóc đen dài mượt như nhung. Với những đường nét hài hòa sắc sảo đẹp nổi tiếng vùng Nam bộ, chỉ sau con gái Nha Mân Đồng Tháp.

7 - Một số điểm danh lam thắng cảnh của Cà Mau:
7.1 - Thành phố Cà Mau:
Là tỉnh lỵ của Tỉnh Cà Mau. Trước năm 1975 thị xã có tên là Quản Long, Năm 1999 thị xã Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là thành phố cấp 3. Đây là quê hương của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thành phố là nơi hội tụ của cư dân người Việt, người Hoa, người Khmer, có nhiều khu phố buôn bán sầm uất. Trong lòng thành phố có Công viên Tràm chim nổi tiếng với hàng ngàn con chim bay lượn mỗi ngày. Vào ngày 07 tháng 08 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xếp thành phố Cà Mau là đô thị loại 2. Dân số thành phố Cà Mau tại thời điểm giữa năm 2010 là 204.895 người, diện tích là 250,3 km2. Đa số dân cư là người Việt, có khoảng 400 hộ người Hoa, 300 hộ người Khmer Crom. Thành phố kết nối giao thông với quốc lộ 1A (Cà Mau cách Thành phố Hồ Chí Minh khỏang 360 km, 180 km so với Cần Thơ), sân bay Cà Mau hiện đang họat động với tần suất là 2 chuyến/ngày.

7.2 - Đất Mũi Cà Mau:
"Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Lắng lại; và chân người bước đến…
…Những dòng sông rộng hơn ngàn thước,
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước than cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước…"!



Nhà thơ Xuân Diệu đã viết về Mũi Cà Mau như thế. Đất nước hình chữ S trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, cách gọi ấy đã thân thuộc lắm trong lòng người dân Việt Nam. Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cách TP Cà Mau 118km đường thuỷ là đến Mũi Cà Mau. Từ trên không trung nhìn xuống Mũi Cà Mau y hình một mũi tên xanh ngắt. Đấy là nơi duy nhất ở Việt Nam bạn có thể nhìn mặt trời lặn phía biển Tây. Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến; chụp hình đứng dưới chân biểu tượng Mũi Cà Mau. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều điều kỳ thú khi hoàng hôn buông xuống, những ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, bạn như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi. Khu du lịch Mũi Cà Mau đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du khách. Nơi đây là điểm du lịch địa lý, du lịch sinh thái hấp dẫn đối với những ngừơi có máu phiêu du đây dó và các bạn bè quốc tế. Nếu bạn thích lang thang trên sông nước thì chỉ mất khoảng 2 giờ đi bằng xuồng cao tốc từ thành phố Cà Mau là tới Mũi Cà Mau. Còn nếu đi bằng ô tô mất khỏang 2 giờ vì đường quốc lộ 1A đã được trải nhựa phẳng lỳ đến tận Năm Căn. Đón bình minh trên đất Mũi, hít thở không khí trong lành của biển khơi. Đến với điểm du lịch Mũi Cà Mau, bạn sẽ được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biển, chiêm ngưỡng ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Trước mắt bạn là những cánh rừng đước mênh mông, sau lưng là biển cả bao la. Từ Mũi Cà Mau có thể nhìn thấy cụm đảo Hòn Khoai trên biển, cách đất liền chừng 20km. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, bạn như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ Quốc, “Tổ quốc ta như một con tàu/Mũi thuyền ta đó Mùi Cà Mau". Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho Mũi Cà Mau một khả năng kỳ diệu và độc đáo mà không nơi nào có được. Ðó là khả năng: "Ðất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi". Mũi Cà Mau như một vòng cung, mỗi năm phù sa theo những con sông đổ về lắng tụ đã tạo nên ở đây các bãi bồi dài khoảng 100 mét, rộng hàng trăm ha dọc dài theo bờ phía đông và phía tây. Mũi Cà Mau không những đẹp chỉ vì thiên nhiên hữu tình, mà đối với người Việt Nam, đấy là một địa danh tất thiêng liêng của Tổ quốc.

7.3 - Di tích Hòn đá bạc:Là một cụm 2 hòn đảo thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hòn Đá Bạc có diện tích 6,43 ha, cách thành phố Cà Mau 50 km đường thủy và khỏang 40 km đường bộ. Trên đảo này hiện nay có nhiều khách sạn và nhà hàng. Hòn Đá Bạc là địa điểm tham quan thường xuyên của du khách lữ hành tha phương cũng như người dân Cà Mau. Ở trên đảo có đôi rồng đang vươn mình ra biển khơi, đã có cầu bắc ra đảo nối với đất liền.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kẻ địch đã chọn Hòn Đá Bạc làm nơi đóng trung đội pháo 105 ly để khống chế vùng căn cứ cách mạng Khánh Bình Tây và phòng tuyến ven biển phía Tây Cà Mau. Đây cũng là nơi diễn ra chuyên án CM12 nổi tiếng, đánh bại cuộc vượt biên trái phép hòng phá hoại, với âm mưu lật đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Hòn Đá Bạc hiện đang được đầu tư xây dựng nhiều hạng mục quan trọng, những khu lưu giữ những kỷ vật, có bia tưởng niệm các chiến sỹ an ninh, với mục đích phát triển thành Khu du lịch sinh thái phục vụ du khách trong và ngoài nước. Với những ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22 tháng 6 năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2245/QĐ - BVHTTDL công nhận di tích: Hòn Đá Bạc - Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 (09/09/1981 - 09/09/1984) là Di tích lịch sử Quốc gia. Theo kế hoạch, ngày 08/07/2009, Bộ Công an và tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức Lễ công bố Quyết định và khởi công xây dựng Tượng đài chiến thắng, Nhà truyền thống tại khu di tích.

7.4 - Danh thắng Đảo Hòn Khoai:Là một thắng cảnh đẹp của Cà Mau nằm ngoài biển Ðông, cách đất liền nơi gần nhất thuộc xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển chừng 15 km. Đây là cụm đảo nhỏ với diện tích gần 5 km2. Hòn Khoai là một đảo đá có đồi và rừng gần như còn nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên thiên hoang dã luôn cuốn hút khách tham quan. Ngày xưa đảo Hòn Khoai có tên là Giáng Hương, Hòn Ðộc Lập. Thời Pháp thuộc được đặt lại tên là đảo Poulo Obi đã ghi tên trên bản đồ hành chính Việt Nam, nó chỉ là một chấm nhỏ nằm phía nam mũi Cà Mau. Nhưng người địa phương vẫn quen gọi một cách dân giã là Hòn Khoai vì hình dạng của nó trông giống như củ khoai. Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu kể lại rằng, cách đây đã lâu lắm rồi, nhiều người từ đất liền ra đây làm rẫy và trồng cây ăn trái. Ðến nay vẫn còn đây đó những bụi khoai mì, khoai mỡ... Nếu có thuyền bè nào cơ nhỡ, tránh bão tố giạt vào, các ngư dân hết lương thực phải đào bới trong rừng tìm những củ khoai để mà ăn, Có lẽ vì vậy mà nó mang tên Hòn Khoai chăng? Ngư dân địa phương còn dựa vào trí tưởng tượng và hình dáng của mỗi hòn đảo theo từng vị trí khác nhau mà đặt tên như Hòn Tượng, Hòn Ðồi Mồi, Hòn Ðá Lẻ...Hòn cô đơn.


Đường lên đảo uốn theo hình trôn ốc bám theo sườn đồi, cây cối mọc um tùm che rợp lối đi. Mít và xoài ở đây rất nhiều và không ít cây đã thành cổ thụ rêu phong cổ kính. Trên đảo còn có nhiều cây là vị thuốc chữa trị được một số bệnh. Ở đây còn có nhiều loại hoa rừng mọc xen trong các hẻm đá phô đủ mầu sắc. Bạn còn có thể nghe tiếng róc rách của khe nước chảy, tiếng chim hót trong bụi cây, thật là chốn thần tiên ngoài biển cả. Bờ biển Hòn Khoai có nhiều long tu (Rong biển hình râu rồng) bám quanh những tảng đá. Loại rong này ăn rất mát và bổ. Trên đảo còn có nhiều lòai chim quý, ngoài những bầy chim nhạn, chim én còn có chim cao các. Giống chim này lông đen, mỏ vàng, trên mỏ lại có thêm cái mỏ thứ hai như chim hồng hòang vậy.

Từ lâu, ngư dân thuộc các miệt vườn như Rẫy Chệc, Rạch Tàu, Rạch Gốc thường đưa thuyền ra Hòn Khoai để lấy nước ngọt. Cũng Không hiểu vì sao, từ một mạch đá trên núi cao, suốt đêm ngày chảy ra một dòng nước trong mát lạ lùng và ngọt một cách tinh khiết.

Hòn Khoai chẳng những là danh lam thắng cảnh của Cà Mau mà còn là di tích cách mạng nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Tại đây năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân Cà Mau được sự chỉ huy của Phan Ngọc Hiển sau nhiều trận chiến đấu ác liệt đã chiếm được Hòn đảo này từ tay giặc Pháp. Với những đặc điểm khí hậu mát mẻ, thời tiết tốt, phong cảnh đẹp, có rừng, có biển, ngày nay Hòn Khoai rất thích hợp với nhiều người đến nghỉ ngơi và thăm thú. Năm 1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã chính thức công nhận Hòn Khoai là di tích - thắng cảnh lịch sử cấp Quốc gia.

7.5 - Rừng đước Năm Căn hoang dã:Nếu các bạn đã dừng chân ở Năm căn sẽ thấy bạt ngàn rừng đước và rừng tràm xanh ngắt một màu. Cà Mau có hai khu rừng lớn nổi tiếng trong cả nước và trên thế giới. Khi nói đến rừng U Minh người ta thường bắt gặp một loài cây phổ biến là cây tràm và cây đước. Rừng đước và rừng tràm nối tiếp nhau, cây nối cây vây quanh mũi Cà Mau từ Đông sang Tây, đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, chỉ sau rừng ngập mặn ở cửa sông Amazon của châu Mỹ La Tinh. yếu tố về địa lý đã và sẽ có sức gây ấn tượng cho biết bao tấm lòng yêu quê hương đất nước. Vẫn là những dòng sông hiền hòa mang nặng phù sa, đến con rạch chằng chịt luôn chảy cuồn cuộn, hối hả từ con nước lớn đến nước ròng, vẫn là những ngôi nhà sàn lênh đênh ven hai bờ sông, trong ngọn rạch, bám cheo leo trên thân đước thân tràm.

Vẫn là những bãi bùn bám theo những bãi bùn mọc lên những rừng đước thẳng đứng, làm cho ta cảm nhận như bó đũa vắt ống, với gió rừng và mây trời và những đêm đầy sao lung linh trên mặt nước, Mũi Đất vẫn âm thầm dưới chân sóng cứ lầm lũi lấn dần ra biển khơi… Tất cả những cái đó khiến vùng đất này không giống bất cứ vùng đất nào trên đất nước, lạ lùng. Rất đỗi lạ lùng bởi sức bồi đắp phù sa vô tận và không mệt mỏi của rừng đước Năm Căn.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, dân Đất Mũi vào rừng sâu dựng làng gây dựng phong trào đấu tranh diệt giặc, nhiều năm phải ăn trái mắm thay cơm, cất nước mặn thành nước ngọt để dùng. Chính nơi này làm nơi đồn trú cho quân chủ lực, địa phương quân và dân quân du kích làm nên những chiến công lừng lẫy, đánh tan tác nhiều cuộc càn quét lấn chiếm của địch, bẻ gãy nhiều “chiến dịch Hạm đội nhỏ trên sông" … Và ở nơi đây cũng là căn cứ địa vững chắc của Xứ uỷ, Khu uỷ, Tỉnh uỷ, và là nơi Trung ương cục đặt bản doanh. Nơi này có một người nổi tiếng đó là thầy giáo - nhà báo - Phan Ngọc Hiển người đã tổ chức đánh chiếm Hòn Khoai trong tay giặc Pháp thời Nam kỳ khởi nghĩa (1940); nơi có gia đình ông Ba Pháo đã từng nuôi dưỡng, cưu mang đồng chí Lê Duẩn; nơi quê hương của anh hùng Bông Văn Dĩa với thuyền buồm, thuyền máy tìm đường chuyển vũ khí từ Bắc Vào Nam, mở ra con đường Hồ Chí Minh trên biển… Như vậy rừng đước Năm Căn có một lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, đã nuôi sống tâm hồn của bao người. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay nó cũng đã đóng góp nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế cho Cà mau và của cả nước.

7.6 - Vùng biển Khai Long:Vùng biển này nằm ở phía đông nam Mũi Cà Mau, đây là một bãi biển đẹp tuyệt vời. Nếu đến đây bạn sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ kỳ bí và mới mẻ với làn nước biển trong xanh được bao bọc giữa bốn bề hệ sinh thái của rừng ngập mặn. Có diện tích khỏang 150 ha, được tạo hóa ban tặng cho một vị trí rất đặc biệt. Đứng ở bờ biển, ngắm bình minh lên, bạn sẽ thấy mặt trời tròn như trái cam khổng lồ chói đỏ từ từ nhô lên từ mặt biển phía đông, và khi chiều tà cũng chính ở vị trí ấy ta lại thấy vầng kim ô với những sắc vàng rực rỡ từ từ lặn xuống mặt biển phía tây.

Biển Khai Long có bãi cát rộng mênh mông cát trắng quanh co uốn lượn với chiều dài 3km, hằng năm những bờ bãi cát cứ lấn dần, lắng dần lan mãi ra biển như muốn tỏ tình với đảo Hòn Khoai. Ngày nay Tỉnh Cà Mau đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng vùng biển Khai Long thành khu du lịch sinh thái, rừng và biển liên kế hòa cùng với nhau tạo thành không gian rộng mở với diện tích ước 150 ha, ở đây có rất nhiều dự án hữu ích, trong đó có khu vực dành riêng cho công việc nghiên cứu khoa học về môi trường sinh thái biển.

7.7 - Cồn Ông Trang:Thuộc Điểm du lịch vườn quốc gia mũi Cà Mau nằm ở cửa sông Cái Lớn thông ra bãi bồi phía Tây thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Cồn Ông Trang bao gồm 2 cồn, là điểm du lịch sinh thái, sông nước hấp dẫn. Thiên nhiên đã ban tặng cho cửa biển Ông Trang những cồn cát được cây mắm bao phủ một màu xanh biêng biếc, trông xa như những bức tranh thuỷ mặc giữa bầu trời nước bao la.

Gắn với cồn Ông Trang là bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau, tại đây hàng năm đất được bồi lấn ra biển từ 50 – 80 m. Bãi bồi là nơi hội tụ của nhiều loài thủy sản về đây sinh sản. Mỗi khi mùa đông về du khách được ngắm nhìn hàng đàn chim đi trú trên đường bay từ phương Bắc lạnh giá về phương Nam ấm áp. Đàn chim sẽ dừng chân tại đây tìm thức ăn rồi lại tiếp tục hành trình về châu Úc xa xôi. Với điều kiện tự nhiên có một không hai, bãi bồi không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, nghiên cứu khoa học mà còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến Cà Mau. Trong tương lai, cồn Ông Trang và bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau sẽ là điểm du lịch sinh thái đầy hứa hẹn của Cà Mau.

7.8 - Rừng U minh:Nói đến Miền nam ai ai cùng không thể không nhắc đến U minh, u…u…Minh….Minh. Sông Trẹm (còn gọi là sông Tràm Trẹm) là một chi lưu dài 36 km của sông Ông Đốc, có nguồn là sông Cái Lớn qua kênh Chắc Băng. Sông chảy qua huyệnAn Minh (tỉnh Kiên Giang) và huyện Thới Bình (tỉnhCà Mau) rồi hội lưu với sông Ông Đốc tại ráp gianh giữa xã Khánh An và xã Hồ Thị Kỷ. Sông Trẹm chia Rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Cầu Vĩnh Thuận được khánh thành năm 2002 bắc qua sông Trẹm, nối Cà Mau với Kiên Giang. Rừng U minh là kiểu rừng rất đặc thù vùng miền, được xếp hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới.

7.8.1 - U Minh Thượng: được công nhận là vườn quốc gia vào tháng 01 năm 2002, với diện tích 8.053 hécta. Rừng nằm trong địa giới của các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng bán đảo Cà Mau. Vườn quốc gia U Minh Thượng nằm trong địa giới của huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang; có tọa độ địa lý là: Từ 9°31’ đến 9°39’ vĩ Bắc và từ 105°03’ đến 105°07’ kinh độ Đông. Tiền thân của rừng U Minh Thượng là rừng úng phèn U Minh, vốn được người địa phương từ lâu đời đặt tên là “Hồ rừng", được hình thành tập trung ở phía Tây bán đảo Cà Mau, tiếp giáp với dải rừng ngập mặn ven biển vịnh Thái Lan, trên địa bàn hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Diện tích rừng vào những năm trước 1950 là khoảng 400.000 ha, đến năm 1970 còn gần 200.000 ha và ở thời điểm 1990 còn khoảng 100.000 ha. U Minh là kiểu rừng đặc thù được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới.

Thời chiến tranh, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà chia rừng U Minh thành hai khu vực: phần phía trên gọi là U MinhThượng thuộc tỉnh Kiên Giang; phần dưới gọi là U Minh Hạ, thuộc tỉnh Cà Mau; hai cánh rừng ngăn cách với nhau bởi dòng sông Trẹm. Do nhiều nguyên nhân tác động diễn biến, rừng tập trung ở U Minh Thượng nhiều hơn và loại rừng nguyên sinh chiếm phần lớn ở đây, rất xứng đáng là một vườn quốc gia với giá trị độc nhất về kiểu rừng úng phèn của Việt Nam và của thế giới. Số liệu điều tra kiểm kê rừng năm 1995 cho biết rừng có giá trị bảo tồn thiên nhiên ở U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau là 4.200 ha (tập trung ở khu vực Vồ Dơi), và Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang có diện tích rừng là 8.053 ha. Ngày 14 - 01 - 2002, Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 11/2002/QĐ - TTg chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng thành Vườn quốc gia U Minh Thượng. Diện tích của rừng Quốc Gia U Minh Thượng theo quyết định số 11/2002/QĐ - TTg ngày 14 - 01 - 2002 của Thủ tướng chính phủ là 21.107 ha trong đó: Vùng lõi - 8.038 ha và Vùng đệm 13.069 ha. Vùng đệm của rừng có khá nhiều hộ dân sinh sống, làm ruộng, trồng rẫy, nhận khoán trồng và giữ rừng cho nhà nước. Ngày nay, vườn quốc gia U Minh Thượng đang được tiếp tục đầu tư, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, bảo tồn các nguồn giống, gen sinh học quý hiếm, đồng thời đã và đang thực hiện dự án phát triển du lịch sinh thái và truyền thống.

Đến U Minh Thượng, bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành cùng với không gian khoáng đãng, tha hồ nhìn ngắm chim muông, thú rừng, và các loài động thực vật đặc hữu. Nhiều địa chỉ để các bạn thỏai mái tham quan như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể heo rừng, rái cá, kỳ đà…, và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai.

7.8.2 - U Minh Hạ: được Chính phủ quyết định thành lập đầu năm 2006. Cùng với Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau lại có thêm Vườn quốc gia U Minh Hạ. Dẫu muộn, nhưng đây là một động thái tích cực nhằm bảo tồn và phát triển hệ sinh thái ngập úng rất đa dạng phong phú của vùng đất U Minh. Vườn quốc gia U Minh Hạ có diện tích 8.286 ha thuộc các xã: Khánh Lâm, Khánh An (huyện U Minh), Khánh Bình, Tây Bắc và Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời), trong đó có Vồ Dơi rộng hơn 3.600 ha, là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở tỉnh Cà Mau. Hệ động vật, thực vật ở khu vực này đang phục hồi và bảo tồn khá tốt. Vườn còn có hơn 25.000 ha rừng đệm thuộc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập mặn, có lâm ngư trường U Minh 1, U Minh 3. Ðây là khu bảo vệ quan trọng bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, như: rắn hổ mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi…v.v. Và ở đây còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tòan bộ rừng U Minh Hạ và cả rừng U Minh Thượng của Kiên Giang hiện có gần 250 loài thực vật, trong đó loài chiếm ưu thế như tràm, móp, mật cật, nhiều loài dương xỉ, tảo, nhiều loài cá sinh sống (những loài cá có giá trị khoa học và kinh tế cao như cá bông, sặc rằn, sặc bướm, trê vàng, thác lác...). Hơn hai mươi loài bò sát và lưỡng thê (một số loài hiếm quý như chàng hiu, trăn gấm, kỳ đà, cá sấu, rùa vàng, cần đước, nhiều loài rắn...), có 182 loài chim, hơn 40 loài thú, nhiều loài côn trùng. Sau những vụ hỏa hoạn các năm trước, rừng đang phục hồi nhanh chóng và chim muông đã kéo về sinh sôi nẩy nở ngày càng nhiều, tạo nên những vườn dơi, sân chim, vườn cò, máng diệc đều khắp các lâm ngư trường rừng tràm. U Minh Hạ bây giờ không chỉ là tổ ấm của nhiều giống chim mà còn là nơi hội tụ nhiều loài động vật rừng đặc chủng của vùng đất phương nam, như heo rừng, nai, khỉ, sóc, kỳ đà, trăn, rắn, rùa, v.v. Vườn quốc gia U Minh Hạ đại diện cho hệ sinh thái rất điển hình về rừng ngập úng của đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của vườn rừng về lâu dài, tỉnh Cà Mau đã thông qua quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ. Quy hoạch này sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái gắn liền khu bảo tồn của Vườn quốc gia U Minh Hạ. Khu du lịch có quy mô khoảng 1.708 ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính và một phần khu rừng ngập nước. Các dự án công trình vui chơi, giải trí, khu văn hóa truyền thống, tái tạo làng rừng, khu ẩm thực dân gian, nhà nghỉ truyền thống, khu nuôi thú và bến bãi câu cá. Hiện tại, hệ thống đường nhựa, hệ thống cấp nước sinh hoạt xuyên rừng và thang quan sát cùng một số hạng mục công trình khác đã được xây dựng phần nào đáp ứng nhu cầu của giới nghiên cứu và khách tham quan du lịch đến với hệ sinh thái U Minh.

Nhiều đơn vị khai thác du lịch trong và ngoài nước đã quan tâm đến khảo sát tìm hiểu và hiện đã có bảy doanh nghiệp đăng ký đầu tư khai thác du lịch tại đây. Với việc thành lập Vườn quốc gia và quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, nguồn gen động thực vật phong phú tại đây sẽ được bảo vệ, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Ðây cũng là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau bởi trong hai cuộc chiến tranh, rừng U Minh là chiến khu kiên cường, anh dũng. Khu căn cứ địa này từng là nơi ở và làm việc của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng. Năm 1954, ngay sau khi lên tàu tập kết ra bắc, đồng chí Lê Duẩn, (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ) đã bí mật trở lại rừng U Minh để lãnh đạo cách mạng miền nam. Ðồng chí Võ Văn Kiệt, khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cũng là người gắn bó máu thịt với U Minh hạ. Sau ngày, thống nhất đất nước, rừng U Minh tiếp tục là nơi cưu mang cho hàng nghìn hộ dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây trồng rừng, làm lúa, xây dựng cuộc sống mới.

Hiện có rất nhiều người dân Gia viễn Ninh bình vào đây lập nghiệp. Với tiến độ quy hoạch khu du lịch được thông qua, năm 2008 sẽ là năm tỉnh Cà Mau tăng cường mời gọi đầu tư để triển khai các hạng mục công trình trên cơ sở quy hoạch chung. Từ đó hình thành nên một khu du lịch vừa bảo tồn, vừa phát huy được các giá trị sinh thái độc đáo của Vườn quốc gia U Minh Hạ.

7.9 - Sân chim Ngọc Hiển:Sân chim Ngọc Hiển thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là một điểm du lịch sinh thái và nghiên cứu về các loài chim trong môi trường tự nhiên được bảo vệ tốt của Cà Mau.

Sân chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130ha, là một trong những sân chim tự nhiên lớn nhất nước. Sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và đa dạng, xanh tươi quanh năm đã là môi trường thiên nhiên trong lành hoang dã chưa bị con người xâm thực và huỷ hoại, đây là nơi trú ngụ lý tưởng của các loài chim bay đến hàng năm.

Mời bạn bớt chút thời gian du ngọan tại nơi này để thưởng thức cảnh thiên nhiên hoang dã, nơi hồn quê còn gói trọn tình người. Đến nơi này, các bạn sẽ được lang thang trong cõi vô tận và sinh động, sẽ tận mắt chứng kiến hàng vạn chim, cò, cồng cộc, le le, vạc, cúm núm, gà nước... bay sà xuống những thửa rừng đước cây tràm, bờ tre đậu đông nghẹt. Chúng nhảy múa đùa rỡn, âu yếm và tấu lên bản "đại giao hưởng" cho đến khi mặt trời khuất bóng. Sân chim này đã tồn tại từ hàng ngàn xưa, đến nay luôn được địa phương bảo vệ cẩn thận, chu đáo. Đến thăm sân chim Ngọc Hiển, bạn sẽ khám phá được sự tuyệt vời của đời sống tự nhiên hoang dã.

Có những loài chim đã ghi vào sách đỏ vẫn còn cư ngụ ở đây. Sự vận hành giao hòa của tạo hoá linh cảnh, sự phát triển của những giống chim muông qua những mùa vụ, qua từng con nước… đã mặc nhiên tồn tại cho đến tận ngày nay.Nuôi cá sấu ở Cà Mau: Nghề bấp bênh đầy may rủi

8 - Đình chùa cổ tự: 
8.1 - Đình Tân Hưng cổ kính:Cách thành phố Cà Mau 4km về phía nam, Đình Tân Hưng nằm sát bờ kênh Rạch Rập ở ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng được xây dựng năm 1907, đình có sắc phong Bổn cảnh thành hoàng năm Tự Đức thứ 5, tức năm 1852. Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi đình đã bị hư hỏng hoàn toàn, chỉ còn lại vết tích là những tảng đá vuông kê chân cột. Về sau, để thờ một vị thần bổn mạng của cư dân quanh vùng nhân dân ở đây đã xây dựng lại một ngôi đình nhỏ hơn, khoảng 45m2 , trên một phần diện tích của ngôi đình xưa là Đình Tân Hưng mà ta thấy ngày hôm nay…

Đình có một gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên bờ nóc gắn tượng đôi rồng chầu mặt trời. Gian giữa có cửa rộng gấp đôi của gian bên. Phía trước đình có một bức bình phong bằng gạch, hai bên có hai trụ gạch vuông, trên đỉnh trụ có hai bông sen đắp bằng vữa. Mặt ngoài bình phong vẽ hình một con hổ đang đi. Mặt trong bình phong viết chữ Hán “Thần Nông", dưới có đặt một bàn thờ. Hai bên sân có hai miếu thờ nhỏ. Kiến trúc có bốn cột chính rồi gắn các vì kèo gối trên các bờ tường gạch, không trang trí hoa văn, hai cột sau được sơn đen có khắc đôi câu đối khảm trai, hai cột ngoài để trơn.

Gian giữa đặt bàn thờ thần xây dựng bằng vữa, chính giữa thành và chân quỳ đều có đắp hổ phù, trên bàn thờ đặt một tấm biển sơn đỏ chữ vàng, ở giữa viết chữ “Thần" bằng chữ Hán lớn. Hai bên là hai bàn thờ “Tả ban liệt vị" và “Hữu ban liệt vị". Hằng năm cứ vào ngày 10, 11 tháng 5 âm lịch cư dân quanh vùng lại cúng đình để tưởng nhớ những tiền nhân khai phá ra vùng đất này…

8.2 - Chùa Quan Âm cổ tự:Tọa lạc tại khóm 3, phường 4 của thành phố Cà Mau, nằm uy nghi dưới những rạng bồ đề còn hằn những dấu tích xưa ở một góc nội ô, Quan Âm Cổ Tự (còn gọi là chùa Phật Tổ) như mang dáng vẻ bí ẩn về một truyền thuyết có từ thuở khai hoang mở cõi ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Quan Âm Cổ Tự trước kia chỉ là một cái am nhỏ nằm bên bờ sông Quan Lộ, đến năm 1828 được dân chúng sửa thành một am thờ rộng rãi, bề thế hơn và đến năm 1842 thì được vua Thiệu Trị phong sắc tứ Quan Âm Cổ Tự.

Chuyện kể rằng, lúc ấy vùng đất Cà Mau vẫn còn là những hang động bất tận, được kết bằng những lá cây rừng và muông thú tồn tại tự do trong một thế giới hoang vu còn con người chỉ đánh dầu sự có mặt của mình trên những căn nhà bên triền sông. Trong đoàn người đi khai hoang ấy, có một chàng trai trẻ tên là Tô Quang Xuân. Một hôm, chàng xách búa đi đón củi, búa vừa bổ vào thân cây bồ đề thì chàng phát hiện có một quyển kinh Phật cũ nằm ngay phía trong vỏ cây như thể được ai cố tình đặt vào đó. Chàng trai chẳng bận tâm vì sự xuất hiện lạ thường của quyền kinh, nhưng đêm về lại nằm mộng thấy quanh mình là một ánh hào quang, rồi một vị thần xuất hiện cho biết rằng chàng đã có căn tu. Sau đó không lâu, Tô Quang Xuân quyết định mở một am nhỏ bên cạnh gốc cây bồ đề già để tự tu và bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo.

Tương truyền, ông có đạo hạnh hơn người, cảm hóa được cả thú dữ. Ông dùng Phật pháp để cảm hóa người ác hướng thiện và dùng y đức làm thuốc trị bệnh cứu nhân. Cảm kích trước đức độ của người thầy thuốc, vua Thiệu Trị cho Tô Quang Xuân về trụ trì chùa Kim Chuông để có dịp đàm đạo Phật học. Tiếc là chẳng bao lâu, Tô Quang Xuân qua đời. Hay tin, nhà vua rất đau buồn, bèn ban lụa là gắm vóc và sắc phong Tô Quang Xuân là hòa thượng Thích Trí Tâm, hiệu là Thượng Trí Hạ Tâm và cho xây sửa am thờ ở bên cánh rừng già thành một ngôi chùa sắc tứ mang tên Quan Âm Cổ Tự.

Nhân dân trong vùng xem ông là vị hòa thượng đầu tiên của chùa, gọi ngôi chùa ông trụ trì là chùa Phật Tổ và xem ông như Phật Tổ. Lúc bấy giờ, tiền sảnh của ngôi chùa quay về hướng Đông Bắc, sau được chuyển về hướng Tây Nam và tồn tại đến ngày nay. Tình đến nay, chùa đã gần 170 tuổi. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa. Mái chùa lợp ngói máng có hình quả ấn sắc nét, mô phỏng mái đình của miệt Đồng bằng sông Cửu Long. Chùa được xây cất rất đẹp và được sơn phết rực rỡ, trông thật nguy nga, lộng lẫy. Trước sân và xung quanh đều có cây cối um tùm và hoa đua nở quanh năm. Bên trong chùa còn được trang hoàng lộng lẫy hơn. Bên phải (nhìn từ ngoài vào) là một đại hồng chung to, đen bóng tôn thêm vẽ uy nghi cho ngôi chùa. Gian chính điện là một quần thể tượng Phật được xếp đặt ngăn nắp, đức Thích Ca Mâu Ni được thờ tại đây. Các tượng thờ chạm trỗ hết sức tinh vi, xung quanh trang trí nhiều hoa, hình rồng uốn lượn. Đối diện gian chính điện là một bức bích họa to vẽ hình đức Thích Ca dưới cội bồ đề có đệ tử quỳ dâng bình bát. Gian trung điện thờ bài vị của các vị trụ trì chùa đã khuất. Gian hậu điện là nơi thờ tượng Phật nghìn mắt ngàn tay trong lồng kính ở ngay giữa khuôn viên. Xung quanh chùa là một khoảng không rộng lớn có nhiều cây cổ thụ và một vườn tượng hết sức hoành tráng, gồm tượng Phật nằm, vườn Lâm Tỳ Ni, Thích Ca tọa thiền... Hiện nay, nhiều hiện vật như tượng Bồ Tát, tượng La Hán, các bức hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác vẫn còn được lưu giữ tại chùa như một minh chứng về sự phát triển Phật giáo trong thời kỳ người Việt bắt đầu công cuộc khẩn hoang và sau đó là hình thành một xã hội cộng cư với ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trên vùng đất phương Nam. Hàng năm, cứ vào ngày rằm giáng giêng, rằm tháng Bảy Âm lịch, chùa tổ chức lể hội Nguyên tiêu và lễ Vu lan rất lớn.

Mọi người từ khắp nơi lũ lượt kéo đến viếng chùa, chiêm ngưỡng, thành tâm cúng bái chật hết sân chùa. Ai cũng lâm râm khấn nguyện, mong cho cuộc sống được thanh bình, được cơm no áo ấm, được phúc lộc bình an. Quan Âm Cổ Tự là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Cà Mau có vinh dự được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

8.3 - Chùa bà Thiên Hậu cổ kính:Theo dấu chân của khách thương hồ, những người Hoa khắp nơi đổ về Cà Mau từ rất sớm. Vào năm 1898, để thuận đường mua bán có hơn bảy trăm Hoa kiều từ khắp nơi tụ hội về sống cặp mé sông Cà Mau. Họ vừa buôn bán, vừa định cư. Với tính cách và phong tục của mình và cũng phần nào hỗ trợ nhau nơi đất khách quê người, nên vào đầu năm 1903 (Quý Sửu), Hội quán đầu tiên mang tính quy mô của đồng bào người Hoa được thành lập và cũng khai sinh ra một ngôi chùa đóng ở ngã ba sông Cà Mau với thế Giao long đắc địa. Đó là chùa Bà Thiên Hậu ngày nay. Thông thường người Hoa lập ra Quán Tông thân Hội để tôn thờ ông Tổ của mình. Chùa Bà là nơi họ Lâm thờ cúng đông nhất, vì Bà có tên là Lâm Mật Nương.

Tục truyền, Bà chết rồi vẫn hiển linh nơi biển cả và thường cứu độ dân đi biển. Vì vậy, đồng bào người Hoa thờ Bà rất đông và chọn nơi đây làm nơi gởi gắm tâm linh của riêng mình. Chùa có nét kiến trúc cuối đời Minh, với hình quả ấn nhìn từ chính điện. Mái chùa có những đầu đao cong vút. Bên trong lại có lối kiến trúc theo thế Thiên tỉnh (Giếng trời). Chùa cất bằng vật liệu bền vững với các bệ đá được chở từ cảng Hạ Môn - Phúc Châu (Phúc Kiến). Các bệ đá này ngày nay vẫn bền chắc, dù đã trải qua một thế kỷ tồn tại. Ngày nay, Chùa Bà Thiên Hậu được xem là một HỘI QUÁN của cả cộng đồng Kinh - Hoa - Khmer, nhất là vào dịp lễ hội. Được dựng lên trong buổi đầu định cư nơi cuối trời này, nằm ở Phường 2 - thành phố Cà Mau, Chùa Bà Thiên Hậu là Hội Quán của đồng bào người Hoa Cà Mau - một di tích đáng được bảo tồn.

9 - Những món ăn đậm chất Nam bộ của Cà Mau: 
9.1 - Đặc sản ba khía Rạch Gốc:
Về với vùng đất Rạch Gốc (thuộc xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau), hẳn bạn không khỏi chạnh lòng. Từ trung tâm bến thuyền Tp. Cà Mau, khoảng hơn một giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc, du khách sẽ đến được tới cửa biển Rạch Gốc.

Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang kỳ thú mang vẻ đẹp hoang sơ, thì chắc chắn những ai đã một lần đến đây cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.
Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu nổi tiếng từ sa xưa, ba khía thì nhiều nhưng chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía ngon nhất. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.

Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Rải cho muối thấm từ 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không được muối lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.

Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với bạn.

Với hai món ăn độc đáo từ ba khía Rạch Gốc của vùng đất mũi, bạn nên đến tận địa phương vào những ngày tháng 7, tháng 8 Âm lịch này để được thưởng thức một cách trọn vẹn và thuần khiết.

9.2 - Lẩu mắm U Minh:
Nguyên liệu chính của món Lẩu mắm cũng là mắm sặc (nhưng phải là mắm ngon). Mắm được nấu kỹ rả thịt, lược hết xương, nêm chút bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẫu. Để cho lẩu mắm dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập giập cho vào nồi lẩu.

Bí quyết làm cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh người ta cho thêm vào một ít sữa bò thay đường. Lẩu mắm hợp với nhiều lọai thịt, nhất là thịt ba dọi hay cá tùy thích. Nhưng lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng mới trúng sách.

Ngòai cá ra, lẩu mắm có thể được cho thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi,...Nhưng điều thú vị nhất khi ăn món lẩu mắm là được thưởng thức rất, rất nhiều lọai rau đồng. Lẩu mắm là món tập hợp nhiều lọai rau hoang dã nhất. Có thể rất đúng khi nói rằng, không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều lọai rau như lẩu mắm. Đặc biệt, lẩu mắm của miệt U Minh không thể thiếu đọt chọai, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác….Người ăn sẽ được thưởng thức hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay, của rất nhiều lọai rau đồng sẵn có ở vùng đất U Minh.

Điều đặc biệt lẩu mắm đã trở thành món phổ cập không thể thiếu ở nhiều nhà hàng sang trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau, tuy nhiên, mỗi nơi lại có thêm sự khác biệt, bởi việc sử dụng lọai thịt cá nào và dùng rau nào ăn kèm cho hợp với ẩm thực của quê hương đó. Song, dù bạn là người xứ nào, nếu thưởng thức với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên! Bởi nó mang đậm chất dân dã, gợi lại những ấn tượng quá khứ và kỷ niệm của lớp lớp tiền nhân thời mở cõi.

9.3 - Tôm khô Rạch Gốc:
Đến Cà Mau, sau những giây phút bồng bềnh trên những chiếc ca - nô cùng các anh "cao bồi" vùng sông nước, len lỏi trong các kinh rạch của rừng đước, hay tận hưởng bầu không khí trong lành của rừng U Minh Hạ với những cánh rừng tràm bạt ngàn, xanh thẳm hút tầm mắt, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú. Về Cà Mau, khách du lịch không chỉ dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên mà còn tha hồ thưởng thức những đặc sản nơi đây.

Khi nói về đặc sản Cà Mau, hẳn không ai không nhớ đến tôm khô Rạch Gốc. Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Rạch Gốc đã đặt chân đến các thị trường thế giới. Với tôm khô Rạch Gốc, chúng ta không chỉ được tận hưởng vị mặn, ngọt đậm đà của tôm mà ta còn tận hưởng bằng mắt màu sắc vô cùng hấp dẫn. Để có được sản phẩm mang hương vị đặc trưng của rừng, biển, người dân Cà Mau có những bí quyết riêng khi luộc tôm. Tôm phải được luộc trong nước thật sôi từ 5 - 6 phút, rồi mới cho muối vào luộc tiếp khoảng 4 phút nữa mới đem ra phơi hoặc sấy. Tỷ lệ muối trong khi luộc là yếu tố quyết định, phải là người có kinh nghiệm thì sản phẩm làm ra mới vừa ăn mà vẫn giữ được hương vị của con tôm. Tôm khô có thể sử dụng ăn ngay hay dùng làm gỏi và trộn với dưa kiệu…

9.4 - Mật ong U minh:
Vào rừng U Minh trong những tháng mùa khô, chúng ta còn thưởng thức một đặc sản quý giá của rừng tràm đó là mật ong. Bởi lẽ, trong những tháng này mật mới thật sự ngon. Mật ong rừng U Minh chính hiệu đặc quánh có màu vàng cam nhưng lại trong suốt, vị ngọt thanh và dịu, có mùi hoa tràm rất đặc trưng. Ngày nay, người ta biết đến mật ong rừng U Minh như một loại thuốc trị bệnh, bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Khi kết hợp mật ong với các loại thức uống khác như: chanh, cam… thì hương vị không gì có thể so sánh được.

9.5 - Mắm cá lóc:
Nhiều người sành ăn khi đến Cà Mau không thể bỏ qua món mắm cá lóc. Theo nhiều người nhận định, mắm cá lóc làm gì ăn cũng ngon, dù ăn sống, chiên hay chưng với thịt. Còn nếu dùng làm lẩu ăn chung với rau choại và một số loại rau rừng khác thì chỉ ăn một lần là không sao quên được mùi vị đặc trưng của nó.

Để mắm ngon, người làm phải là người hết sức tinh tế và cầu kỳ. Cá phải được làm thật sạch, lượng muối và loại muối cần lưu ý, thính thì được rang vàng giã mịn và quan trọng nhất là khâu cho đường và một ít rượu (sang hơn một tí là ướp mật ong). Phải kết hợp vừa đủ các gia vị thì mắm mới có mùi thơm của thính, vị mặn, ngọt béo của muối đường và cá trộn lẫn. Cá sau khi muối khoảng 2 tháng được lấy ra trộn đều với thính, đường và một ít rượu mới cho vào vật đựng (lu) nén thật chặt. Nước muối cá được nấu lại và cho vào hủ mắm nhưng phải bảo đảm không cho nước muối thấm đến cá. Tiếp tục để thêm 6 tháng nữa là dùng được, mắm để càng lâu thì càng ngon. Không chỉ vậy, khi đến Cà Mau chúng ta còn thưởng thức được nhiều món ngon đậm chất miệt vườn như: Ba khía muối, cá lóc nướng trui, lươn um lá nhàu... và còn nhiều đặc sản nổi tiếng khác. Những món ăn dân dã mang đậm nét rất riêng của mũi đất Cà Mau sẽ "níu chân" du khách khi đến với Cà Mau

9.6 - Rùa rang muối:
Rùa là một loại động vật hoang dã có rất nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Có nhiều loại rùa, nào là rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém..., nhưng ngon nhất là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, không có thì “xài đỡ" rùa quạ, chớ rùa hôi hay rùa dém thì đúng như cái tên của nó, nghe mùi là thấy không ngon rồi. Trước đây rùa sống trong tự nhiên rất nhiều, người dân Cà Mau tha hồ săn bắt đem ra chợ bán.

Thời gian gần đây, để bảo vệ động vật hoang dã khỏi bị tuyệt chủng nên chính quyền tỉnh Cà Mau đã cấm săn bắt, buôn bán rùa tự nhiên mà chỉ cho phép buôn bán rùa nuôi (giống như người ta nuôi tôm, cua, sò huyết hay nghêu vậy). Rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau. Cắt cổ rùa lấy huyết, hứng huyết rùa vào chén. Rượu đế trong như mắt mèo hay rượu nếp trắng pha huyết rùa người sành ăn không bao giờ bỏ qua. Nghe nói rượu pha huyết rùa tác dụng không kém rượu pha huyết rắn hổ hay rượu ngâm ngọc dương. Đem rùa đã cắt cổ trụng nguyên con vào nước sôi chừng vài phút, vớt ra cạo rửa rùa cho sạch nhớt. Cắt cổ rùa hơi khó, không có kinh nghiệm sẽ rất khó cắt thành công, vì vậy không cắt cổ cũng không sao. Nếu bạn cắt cổ rùa cho chảy hết máu ra thì rang muối xong thịt rùa sẽ trắng như thịt gà, nhìn rất đẹp. Còn để nguyên con rùa còn sống trụng nước sôi, cạo rửa rồi bỏ vô nồi muối thì khi chín thịt rùa sẽ có màu đỏ bầm, nhìn không đẹp nhưng ăn thịt bổ hơn. Nếu bạn để rùa sống bỏ vô nồi nước sôi trụng thì phải nấu nước sôi bằng cái nồi hơi lớn hơn con rùa một chút, có nắp đậy kín, nước sôi hé nắp ra bỏ rùa vô rồi đậy lại liền, giằng kín (không thôi rùa giẫy văng nước tùm lum), chừng chút xíu thì rùa chết mới vớt ra cạo rửa.

Chuẩn bị một cái nồi đất to, có nồi đất là tốt nhất, không có nồi đất thì dùng đỡ nồi kim loại đáy dầy. Dùng nồi đất thì tiếng muối nổ đỡ đinh tai nhức óc và không hư nồi, có thể dùng lại nồi nhiều lần. Còn bạn dùng nồi kim loại đốt khô với nhiệt độ cao và lâu như vậy đáy nồi sẽ bị cháy nên không thể dùng nồi đáy mỏng mà phải dùng nồi loại đáy dày, rang muối xong 1 con rùa thì bạn có hy vọng… bị hư thêm một cái nồi thì rất tốn kém. Muối hột phải chọn loại hột thật lớn, càng lớn càng tốt, cứ 1 ký rùa thì 1 ký muối. Đổ muối hột vào nồi, để nguyên con rùa đã làm sạch và ráo nước vào nồi (không cần mổ bụng hay tách mai). Đậy nắp nồi lại càng kín càng tốt vì càng kín thì rùa càng mau chín. Bắc nồi lên bếp, vặn to lửa cho muối nổ đến khi nào không còn nghe tiếng muối nổ nữa thì nhắc nồi xuống, lấy rùa ra, dùng dao chẻ vỏ, móc bỏ bộ lòng. Rùa thường ăn các loại nấm, kể cả nấm độc nên không được ăn bộ lòng rùa, dễ bị trúng độc. Xé thịt rùa ra cho vào dĩa. Vậy là bạn có thể thưởng thức món rùa rang muối chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm với rau răm.

Đưa cay bằng một vài ly rượu nếp trắng mới cảm nhận hết cái hương vị thơm giòn, ngon ngọt, béo ngậy của thịt rùa, vị cay cay của rau răm, rau húng, vị cay nồng, ngòn ngọt của rượu nếp…, mà thầm khâm phục người Cà Mau thời khai hoang lập ấp đã sáng tạo ra cách tận hưởng sản vật trời cho có một không ai ở vùng đất tận cùng Tổ quốc này.

+ Có một cách làm khác như: Nguời ta bỏ con rùa vô chảo, đổ muối hột lên phủ kín con rùa còn sống, đậy vung và lấy gạch dằn kín lại cho chắc rồi đốt lửa phía duới. Muối rang nổ lụp bụp, con rùa bị nóng quá, chòi đạp giẫy dụa giật đùng đùng, nó thò đầu và chân ra quơ cào quýnh quáng một hồi rồi nằm im. Chừng một tiếng sau, mở vung lấy rùa đặt lên dĩa, gỡ thịt ra đến đâu, nhậu liền tới đó.

+ Tôi còn nghe họ kể một chuyện thịt rùa xảy ra ở bên Tàu, còn ghê hon nhiều, có một người mở quán chuyên bán thịt rùa. Với cách làm thịt tàn nhẫn như sau:
Trong một cái nồi nuớc người ta chế ra một chiếc vung đặc biệt vì có một lỗ ở giữa, thả con rùa cho nó bơi lội tung tăng trong nuớc đang đuợc đun sôi. Khi nóng quá chịu không nổi, nó bèn thò cổ qua cái lỗ trên nắp vung mà thở, miệng há ngoắc ra, chủ quán bèn lấy một chai ruợu đế đổ vô họng con rùa. Rùa không còn phản kháng chỉ còn cách nuốt lấy nuốt để những ngụm ruợu cay đắng ấy cho đến khi nồi nước sôi sùng sục và chết quay cu lơ.

Con rùa hấp chín ăn rất ngon, vì trong thịt rùa có thấm đẫm chất ruợu. Nhưng tra tấn cụ rùa kiểu này hơi dã man quá. Quán nổi tiếng gần xa và nguời chủ ấy sau này giàu lắm.

Nhưng chẳng hiểu sao một thời gian sau do Trời đánh thánh vật hay sao mà ông ta bị bệnh nằm liệt giuờng liệt chiếu, thở khò khè, đi lại khó khăn. Cái cổ lúc nào cũng cứng ngắc và vươn ra y hệt cái cổ con rùa đang hớp không khí trên cái vung nồi nước sôi trên bếp trước dây. Eo ơi ghê quá phải không các bạn !

9.7 - Dưa chua bồn bồn:
Đây là loại đặc sản chỉ có ở hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mới có. Bẻ miếng cá kho hay thịt kho tàu, gắp ít dưa chua, thêm một và cơm trắng, người thưởng thức sẽ cảm hết được sự quyến luyến của miền đất này. Bồn bồn thuộc họ lau sậy, mọc thang thang trên nước, rễ thả nổi như rau muống, lá dài giống sả, có khả năng chịu ngập sâu đến 1 m. Người hái bồn bồn chỉ cần cầm ngọn lôi lên khỏi mặt nước, tước bỏ phần lá ở ngoài, bẻ lõi màu trắng bên trong. Bồn bồn có thể dùng để xào, nấu canh, nhưng muối dưa là ngon nhất và bảo quản được lâu dài. Sản phẩm đã muối lại được dùng để nấu canh, xào chua ngọt, kho với cá hay thịt. Nếu thêm đường, bột ngọt, ớt tỏi giã nhỏ vào thì rất giống kim chi. Món này ăn vào vừa giòn, vừa mềm, nửa giống măng, nửa giống ngó sen. Đặc biệt lọai dưa chua dở hơi này nếu để vào tủ lạnh càng ngon. Dưa bồn bồn bán chạy quanh năm. Khách đến Bạc Liêu, Cà Mau đều muốn thưởng thức món này và không quên mang về vài cân làm quà cho người thân.

10 - Chợ Cà Mau: 
10.1 - Chợ thành phố Cà Mau:
Nếu bạn vô tình đặt chân đến TP.Cà Mau (Cà Mau) nhớ đừng quên đi chợ nông sản ở phường 7, TP.Cà Mau để chọn mua trái cây hoặc rẽ vào khu vực bán hàng thủy sản trên đường Phan Bội Châu, nằm cạnh bờ kè sông Cà Mau ở chợ này không thiếu một thứ gì nhất là đặc sản vùng biển như:mua nghêu, sò, ốc, cá, tôm… hoặc cua gạch son mang về cùng lũ bạn lai rai vài sị đế cho đã đời. Tôi đã đi nhiều nơi nhưng tôi chưa thấy ở đâu bán đồ biền, đồ rừng ngon như ở TP.Cà Mau. Như con nghêu to hơn con vọp, trắng phau mà giá chỉ phải chăng. Với những con nghêu to như thế này mang về hấp gừng hoặc nướng mỡ hành uống kèm bia tươi ướp lạnh, hay khề khà vài ly rượu mỏ quạ với bạn bè thì “Thôi rồi lượm ơi". Còn mấy bà nội trợ thì mua nghêu về hấp chín, tách thịt nghêu xào mỡ tỏi cho thơm. Nước hấp nghêu có màu trắng đục, vị mặn thanh thao được lược sạch cho vào nồi đun sôi rồi đưa thịt nghêu vào cùng với hẹ, nhắc xuống bếp ăn liền với cơm nóng ngon tuyệt.

Sau khi thưởng thức món nghêu song bạn nhớ chuyển sang sò huyết. Sò huyết ở Cà Mau to hơn ngón chân cái, những con sò mập ú này mua về rang muối, xào mỡ tỏi hoặc nướng trên bếp than hồng ăn đậm đà ít đâu sánh kịp. Nếu bạn nào có thời gian mua khoảng 1kg sò huyết to mang về tách thịt nấu cháo sò huyết cho 4 người ăn là rất vừa, nhưng nhớ nêm thêm chút rau răm thì mới đậy mùi đặc trưng.

Ngòai ra bạn có thể thưởng thức một món sò cực kỳ dung dị và dân dã khác là lọai sò voi hoặc sò lông để chế biến các món ăn giống như sò huyết ăn cũng hơi bị được, thơm thơm, vầy vậy, hương vị cũng không thua kém sò huyết nhiều lắm, bạn sẽ kèm thêm vài sị đế cho lòng mình nhừa nhựa ngai ngái, nếm mùi đã đời của miệt vườn sông nước.

Riêng cua gạch son ở Cà Mau được đánh giá ngon nhất vùng ĐBSCL bởi thịt chắc, gạch nhiều, thơm béo và rất nhiều đạm. Những người sành ăn thường chọn cua gạch loại 2 con/kg mua về hấp bia, chấm muối tiêu chanh ăn nhớ hoài hương vị món ngon miệt vườn đất mũi Cà Mau.

Hàng ngày từ những vùng quê xa, nông dân Cà Mau cần mẫn dong xuồng mang đủ lọai trái cây như mít nghệ, vú sữa, sầu riêng …và các sản vật địa phương như cua cá tôm ếch ra chợ bán. Tuy nhiên ở chợ này nhiều nhất vẫn là khoai lang, khoai mì và các loại chuối - đặc sản đồng quê được trồng từ bàn tay lao động cần cù của nông dân vùng cuối đất Cà Mau...

10.2 - Chợ đêm Cà Mau:
Khai trương vào tối 12/12 với 111 gian hàng, diễn ra từ 17 giờ đến 23 giờ hàng ngày trên đường Lưu Tấn Tài, thành phố Cà Mau, hoạt động trong thời gian hai năm, từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2012.Các gian hàng được sắp đặt gọn gàng, bày trí đẹp mắt với nhiều mặt hàng phục vụ mùa Giáng sinh, Tết dương lịch và Tết Tân Mão. Ngoài ra chợ đêm có một khu ẩm thực riêng trên 15 gian hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của người mua sắm và khách tham quan.

10.3 - Chợ nổi:
Nếu bạn đến Cà Mau thì không quên dạo bước thăm thú một kỳ vật của con người tạo nên, đặc sản của miệt đồng bằng sông cửu long, đó là chợ nổi. Cà Mau là một vùng đất tươi trẻ, chỉ mới được khai phá từ những thập niên cuối thế kỷ 18. Mảnh đất này được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những điều kiện mà nhiều nơi khác không có được: Ba mặt tiếp giáp biển với một hệ thống sông rạch chằng chịt. Chợ nổi Cà Mau như là sự giao hòa của con người và thiên nhiên ở miền sông nước hữu tình này.
Chợ nổi nằm trên sông Gành Hào. Đứng trên cầu nhìn về phía mặt trời mọc thì nhìn thấy một dãy ghe, thuyền đậu giập giờn sao động cả mặt nước, những cái chân vịt gác chỏng lên mặt nước nhìn loang lóang dưới ánh mặt trời. Chợ nổi Cà Mau nằm cách cầu Gành Hào khoảng hơn 200m, thuộc địa bàn phường 8. Ngày trước, chợ ở giữa ngã ba chùa Bà cách đó khoảng hơn chục cây số. Xưa kia, đây là nơi tụ tập kiếm sống của các lọai người tứ xứ và bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Bây giờ, chợ chỉ còn bán các sản vật của miệt vườn.

Ngay từ tờ mờ sáng, từ hàng trăm, hàng ngàn con sông rạch khắp các nẻo đường ở vùng miệt vườn sa sôi hẻo lánh , các ghe xuồng từ các vùng quê của các huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn…nối đuôi nhau đem hàng tới chợ nổi trên sông Gành Hào này. Trong làn sương mù lãng đãng lan tỏa trên sông nước, những chiếc ghe to, ghe nhỏ chở nặng hàng đậu sát vào nhau trên mặt nước dập dềnh, chuẩn bị cho một ngày mới. Chúng đậu sát vào nhau thành một dãy dài dập dà dập giềnh, người bán, kẻ mua trùng trình trên sông nước. Buổi sớm mai thoang thỏang mùi sương khói, đó là buổi của những chiếc xuồng con với các má, các dì bán hàng ăn sáng đủ lọai như bánh ít, bánh lọt, bánh khọt… mùi thơm của các loại bánh lan tỏa trên mặt sông xa hơn cả tiếng rao hàng

Đi chợ nổi phải đi từ sáng mờ tỏ để ngắm nhìn những giọt sương mai còn đọng rơi rớt trên mui thuyền, bập bềnh giăng mắc du cho giấc ngủ vùi của đàn con trẻ lắc lẻo trên sóng nước.

Nhiều khi đang lang thang giữa chợ nổi Cà Mau, mà ta có cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khómbờ lau, rẫy mía miên man dọc triền sông quê hương riêng của mỗi người dân phương Nam. Một chiếc ghe neo đậu ở đây là một ngôi nhà nồng ấm hơi người, dù chiều ngang hai mét, dài năm bảy mét, tuy nhỏ bé, chật hẹp là vậy, nhưng khách đến, người đi, nhưng người bán hàng ở đây chẳng hẹp lòng gì mà không mời khách nếm thử miếng dưa gang thanh thao, cái thơm ngọt lạ lùng của trái dừa nước, thử cái vị chua chua của trái dâu, trái khế quê nhà. Nếu bạn có lỡ lơ đãng phải lòng cô bán hàng duyên dáng nào đó thì xin hẹn ước kết tóc trăm năm, để chần chừ về nhà rồi quay trở lại, sợ rằng sẽ đứng trên chiếc đò nhỏ chao chát trên sóng nhìn cây cọc buộc ghe vắng lặng một sợi dây quen. Biết làm sao được, bản chất của xóm chợ này là vậy, hợp rồi tan như bèo dạt mây trôi.

Chợ nổi Cà Mau bây giờ chỉ tập trung bán sỉ những mặt hàng nông sản tươi và rau trái được đem đến từ những miệt vườn. Ở đây hội tụ rất nhiều loại trái cây và sản vật miệt vườn như: đu đủ, xoài, ổi, chôm chôm, khóm thơm (dứa), dừa nước, dưa gang, khế, bí, bầu, cà chua, khoai tây… Trong nắng gió phương Nam, chợ bừng lên hương sắc của những miệt vườn đâu đó còn bảng lảng bên sông Tiền, sông Hậu, sông Trẹm… Đôi khi còn có những ghe bán chiếu rong, những ghe chiếu chuếnh chóang lững lờ trôi đã trở thành nguồn cảm hứng mơ hồ để soạn giả Viễn Châu thuở nào , đã thổn thức nên bài tuyệt ca vọng cổ để đời “Tình anh bán chiếu" nổi tiếng đến tận bây giờ.

Do chợ nổi lềnh bềnh trên sông nên khách mua hàng cũng phải lao nhao đi xuồng đi ghe. Khách đi chợ chỉ cần ngồi vắt vẻo trên con đò nhỏ bồng bềnh lướt nhẹ qua những ghe hàng, ngó nhìn những thứ được treo lúc lắc trên các nhánh cây dựng trên ghe (gọi là cây “bẹo") là sẽ biết ghe đó bán hàng gì, đủ lọai ổi, mít, sòai…. Đó là những lời chào mời lặng lẽ nhưng thật hấp dẫn. Nếu bạn thỏang ghé vào, sẽ được người bán hàng hiếu khách mời nếm thử miếng trái cây thơm nồng với phong cách bình dị, chân thành và phóng khoáng thật dễ thương của con người đồng chua nước mặn.

Chợ nổi Cà Mau bắt đầu nhộn nhịp từ khoảng 3 giờ sáng cho đến chiều tối. Ở đây, người ta cũng buôn bán theo phường, theo hội giống như các chợ khác trên bờ. Những chiếc ghe chở khẳm hàng lặng lẽ đi tới và những chiếc ghe mua hàng rong nhẹ nhàng thong thả rời chợ cứ thay nhau lui tới trong tiếng máy nổ âm vang trên mặt sông… Xen kẽ trong đó là những ghe hàng rong phục vụ nhu cầu của người trong chợ. Ở đây ta thường bắt gặp những chủ ghe hàng ngồi hút thuốc lặng lẽ đợi khách, các ghe hàng rong cũng nhẹ nhàng trôi nổi mà không thấy cất lời rao, chỉ lặng lẽ len lách trong chợ với những khách hàng chợt đến chợt đi.

Nếu có dịp thì bạn ơi đừng bỏ lỡ một lần đến với chợ nổi trên sông Gành Hào. Nắng, gió sông nước và sự bình dị, chân thành của con người, của sản vật nơi đây chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn thật sâu đậm cho khách phương xa. Bạn cũng có thể ghé qua đây vào buổi chiều tối khi mặt trời còn rơi rớt đọng lại một chút tàn trên sông, chợ nổi đã lắng lại trong một sự im lặng lãng mạn cùng với gió và sóng nước. Những chiếc ghe trở thành những căn nhà nổi bồng bềnh vương vấn khói cơm chiều. Mấy đứa trẻ ngồi vắt vẻo tênh hếch bên mạn thuyền câu cá trên sông. Cũng có thể bạn thỏang nhìn ánh mắt xa xăm của người thôn nữ ngực trần đang lơ đãng xõa tóc bên mạn thuyền, với tiếng đàn ghi - ta phím lõm trầm buồn loang lổ trên mặt nước trong khúc “Nam ai" hay “Dạ cổ hoài lang". Một nỗi buồn mênh mông thoang thỏang đâu đây, một giọng ca bi tráng mà ai đó vô tình cảm khái cất lên thả rớt trên dòng sông một câu hòai cổ…ầu ơ dí giầu man mác.

Trời đêm hoang vắng đầy sao, chợ nổi lại tự nhiên trở về với vẻ nguyên sơ của những buổi ban đầu, hòai tưởng ký ức cũ xưa một nỗi niềm xót sa trong cuộc sống lênh đênh sông nước, chợt nhớ về một miệt vườn dâu hoang dại đâu đó trong tiềm thức. Để rồi lại từ giờ sáng sớm hôm sau, cả một khúc sông Gành Hào lại bừng tỉnh, lại hòa mình với những ghe hàng bồng bềnh, với trái cây và rau quả với những tiếng giao lảnh lót, bắt đầu một ngày mới, nhộn nhịp và lãng mạn.
Bình dị là vậy, đơn giản là vậy mà chợ nổi xứ miệt vườn Cà Mau đã lãng đãng đi vào nhạc, vào thơ, vào những bức tranh, bức ảnh mơ hồ và huyễn hoặc. Những người văn sĩ đến để làm nên tác phẩm để đời, khi đi rồi mà vẫn hẹn lòng quay lại bởi niềm hứng khởi trước những vẻ đẹp lạ lùng chân chất, đặc trưng của miền sông nước mãi mãi không bao giờ phai.

10.4 - chợ trôi Năm căn:
Chợ trôi nằm ở thị trấn Năm Căn, là chợ huyện ở tận cùng đất nước nhưng rất sôi nổi và sung túc vào bậc nhất của đất mũi Cà Mau. Chợ ở đây rất độc đáo mang tên là chợ trôi. Hàng ngày, các cửa hàng, cửa hiệu là những chiếc ghe nhỏ len lỏi khắp các sông rạch hẻo lánh mang đến cho người dân ở vùng sâu Năm Căn những cái kim, sợi chỉ, bó rau hoặc những món hàng cao cấp.

Cái hay, cái thú của chợ trôi là người mua sắm cứ việc ngồi tại nhà, cửa hàng nổi sẽ lặng lẽ trôi đến, giá cả không đắt bao nhiêu so với hàng ở chợ thành phố. Hơn nữa, chợ trôi còn có hình thức “mua trước, trả sau". Không tiền vẫn cứ mua, mua chịu, chuyến sau sẽ trả rồi lại tiếp tục mua sắm tiếp, cả người bán và người mua đều thỏai mái.

Vào những ngày giáp Tết, chợ trôi hoạt động rất nhộn nhịp. Ngoài những mặt hàng thông dụng còn có thêm cả những bó hoa rực rỡ, cây cảnh, tranh lịch, bàn ghế... Các ngành dịch vụ cũng góp mặt bằng các ghe chuyên làm đẹp cho các chị, các mẹ… uốn ép tóc, hớt tóc, sơn móng tay, móng chân, gội đầu và bán cả nước hoa, mỹ phẩm. làm vừa lòng tất cả mọi người.

11 - Thị trấn Sông Đốc một vùng đất hư ảo và tuyệt mỹ:
Sông Đốc là một phố biển đẹp hoang sơ một cách kỳ vĩ. Một bên là sông Ông Đốc và một bên là biển tây, thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi, Sông Đốc nằm sen kẽ giữa những vùng kế cận: Hòn Đá Bạc, cửa biển Cái Đôi Vàm và ngoài khơi là đảo Hòn Chuối. Chính vị trí này đã làm nổi bật vai trò của Sông Đốc trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển hàng hóa, khách du lịch... Không chỉ là tâm điểm của 3 địa điểm trên, Sông Đốc còn có nhiều làng nghề biển như làng nghề đan lưới, làng nghề làm cá khô và nhiều di tích chùa chiền… Bạn khó có thể quên được Sông Đốc sau khi đã đến thăm thị trấn miền biển giàu tiềm năng này. Sông Đốc có lễ hội Nghinh Ông, còn gọi là lễ rước “Đại tướng quân Nam Hải" được tổ chức vào ngày rằm tháng hai hằng năm.

Đảo Hòn Chuối cách đất liền 16 hải lý, có một chi tiết khá thú vị của người dân Hòn Chuối, đó là sống theo mùa. Gió nồm thì di cư qua bãi Bắc, còn gió bắc thì trở ngược lại bãi Nồm. Hòn Chuối không rộng lắm, nhưng có một chiến lược quan trọng đối với lĩnh vực quốc phòng và cũng là một bình phong chắn sóng cho người dân Sông Đốc. Đứng trước cửa biển Sông Đốc vào buổi chiều, du khách sẽ có cảm giác thú vị khi chìm đắm trong sự bình yên khi hoàng hôn buông xuống.

Con gái Sông Đốc đẹp nổi tiếng, da trắng mượt mà với cặp mắt đen long lanh và những cái nhìn hút hồn sâu như biển cả làm say đắm lòng lũ khách tha phương, cứ chiều tà khi ánh mặt trời bảng lảng như rắc vàng rải rác khắp mặt biển, cũng là lúc các em gái nhỏ ngực trần, xõa tóc nô đùa mơn man bên mạn thuyền câu, đắm mình hòa vào đại dương mênh mông huyền bí.

Dòng sông Ông Đốc sâu, rộng không chỉ tạo thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, mà còn là một trong những bến cảng có tàu thuyền ra vào đông nhất ở ĐBSCL. Năm nay, hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Mekong - Cần Thơ 2008, tỉnh Cà Mau đã lấy lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc làm sự kiện du lịch của tỉnh, tạo dựng Sông Đốc trở thành điểm đến hấp dẫn của tỉnh Cà Mau. Ở thị trấn này cũng có một người quê Ninh Bình là người làng ta làm phó tư lệnh đồn biên phòng Thị trấn Sông Đốc.

Đoạn kết:
Cà Mau còn rất nhiều những danh lam thắng cảnh chưa được khám phá, người dân Cà Mau thật thà chất phác cần cù chăm chỉ làm ăn, kinh tế bây giờ đã đổi thay rất nhiều, cảnh quan cũng đổi thay. Ngừời dân một nắng hai sương lam lũ tìm đủ mọi cách làm giàu, bằng mọi giá để thóat đói giảm nghèo. Nếu các bạn đi sâu vào các huyện lỵ sâu xa, suôi theo các kênh rạch chằng chịt vào các khu rừng đước, rừng chàm, các miệt vườn um tùm cây cối những Năm Căn, Trần Văn Thời, Cái Nước… các bạn sẽ thấy sức sống hừng hực của các vùng quê hẻo lánh. ở đây có những vuông tôm rộng bát ngát, những hầm nuôi cá, cua, rùa cá sấu…tất cả được nuôi theo công nghiệp, có tiêu chí sản xuất và chất lượng rõ ràng. Những năm gần đây xuất hiện nhiều công ty kinh doanh các hàng đa dụng đặc sản địa phương như:Tôm, cua, cá đông lạnh, trái cây..vv, họ đóng vào thùng xốp rồi chất hàng lên các Cônttennơ đưa đến bến cảng và từ đây sẽ theo các đội tàu hiện đại rẽ sóng ra khơi tỏa ra đi khắp thế giới. Thành phố Cà mau được đổi thay và mở mang từng ngày, các khu phố mới mọc lên, đường phố phong quang sạch xẽ rợp bóng cây như che chở cho các em học sinh hàng ngày cắp sách tới trường.

Đến đây các bạn cũng sẽ chóang ngợp với những đô thị sa hoa, những khách sạn nhà hàng lộng lẫy với những ánh đèn trang trí đủ màu sắc loang lóang trên mặt nước, với vẻ đẹp đằm thắm tình người hơn hẳn sự hao nhóang kênh kiệu của Sanhgapo hay Hồng công. Các món ăn được chế biến hợp khẩu vị của tất cả mọi miền của đất nước, sang có, cầu kỳ có, đơn giản có và bình dân cũng có, làm vừa lòng tất cả các lữ khách vô tình chợt đến Cà Mau.

Lãng đãng bước đi mà lòng thổn thức, sao không hòai nhớ hòai thương để hẹn một ngày trở lại….Cà Mau ơi…!


ST KNT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét