Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Lễ hội Nghinh Ôn nét văn hóa miền biển


    Nhịp sống đô thị Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) vào những ngày trung tuần tháng Hai âm lịch trở nên hối hả, sôi động hẳn lên với Lễ hội Nghinh Ông. Hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ trang hoàng cờ hoa rực rỡ neo đậu khắp cả một khúc sông.

Nghi lễ rước kiệu Nam Hải tướng quân được tiến hành tại Lăng Ông.

 Lực lượng “quân sĩ” sẵn sàng nghinh Ông.

Lễ hội Nghinh Ông được xem là lễ cầu ngư lớn nhất trong năm, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử.

Nghi thức đọc văn tế tri ân công ơn của Nam Hải tướng quân đã phù trợ những người làm nghề biển.
    Nghi lễ rước kiệu Nam Hải tướng quân được tiến hành tại Lăng Ông, sau đó đoàn diễu hành qua tuyến đường chính của thị trấn, rồi đưa long đình lên thuyền ra biển xin keo, khi nào được mới trở vào. Tháp tùng ra biển có hàng trăm tàu thuyền, tiếng máy, trống, kèn rền vang tạo nên giai điệu độc đáo cho không khí của ngày hội miền biển thêm nhộn nhịp, đặc trưng. Ngư dân quan niệm, số người trên thuyền càng đông, lượng thuyền tham gia lễ Nghinh Ông càng nhiều sẽ hứa hẹn một mùa đánh bắt bội thu.
    Cá Ông là thần hộ mệnh của những người đánh cá và làm nghề trên biển, là phúc tinh mang lại mưa thuận gió hòa, mùa bội thu. Tôn kính loài thủy tộc khổng lồ này, nên Lễ hội Nghinh Ông được xem là lễ cầu ngư lớn nhất trong năm, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử của tỉnh Cà Mau. Năm nay, phần hội gồm nhiều hoạt động sôi nổi được tổ chức: Hội chợ thương mại - du lịch với hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu hình ảnh về đất, về người Cà Mau; các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian; Liên hoan đờn ca tài tử cấp tỉnh cũng được diễn ra tại Sông Đốc đúng vào mùa lễ hội.

Học trò lễ dâng hương lên bàn thờ Ông.

 Đoàn rước kiệu Nam Hải tướng quân diễu hành qua tuyến đường chính của thị trấn Sông Đốc.

Ngư dân quan niệm, số người trên thuyền càng đông, lượng thuyền tham gia lễ Nghinh Ông càng nhiều sẽ hứa hẹn một mùa đánh bắt bội thu.

Cà Mau có kế hoạch nâng cấp Lễ hội Nghinh Ông - Sông Đốc thành lễ hội cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Trọng Cơ, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, trao bằng Bảo trợ Lăng Ông.

Ông Nguyễn Trọng Cơ trao chứng nhận cho các cá nhân có công đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển của Lăng Ông Sông Đốc.
    Trong tiến trình phát triển, tỉnh Cà Mau xác định bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc có vai trò rất quan trọng. Vì vậy không xem đây đơn giản là một hoạt động du lịch, mà còn xác định rõ vị trí trong quy hoạch xây dựng và phát triển của một đô thị loại 4. Cùng nhiều hoạt động phát triển du lịch khác, thời gian tới, Cà Mau có kế hoạch nâng cấp Lễ hội Nghinh Ông - Sông Đốc thành lễ hội cấp tỉnh nhằm duy trì, quảng bá nét văn hóa đẹp của người dân lao động miền biển.
Vạn Lăng Ông Nam Hải - Sông Đốc được hình thành và phát triển gần 90 năm. Sau bao biến cố của thời gian, lăng được tôn tạo, nâng cấp và trở thành một di chỉ văn hóa, biểu tượng tinh thần tốt đẹp của người dân miền biển… Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam đã quyết định Bảo trợ Lăng Ông Nam Hải - Sông Đốc và ghi nhận công lao đóng góp của nhiều cá nhân trong suốt quá trình phát triển của lăng.

MỘNG THƯỜNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét